Chuyển đến nội dung chính

Bài 14: Xác định quá mua quá bán với Ichimoku (ý kiến của admin)

 Trong quá trình giao dịch, các bạn có gặp trường hợp là vào tín hiệu theo Ichimoku, giá ban đầu chạy rất tốt. Tuy nhiên giá chạy quá nhanh, kijun tăng quá chậm. Khi đó đặt stop loss dưới Kijun hầu như làm mất hầu hết lãi nếu giá quay đầu hẳn và tệ hơn có thể từ lệnh thắng thành lệnh thua.
 Hoặc trường hợp các công cụ của Ichimoku đều ủng hộ vào lệnh, tuy nhiên khi bạn vừa vào lệnh. Giá quay đầu ngay lập tức, vậy sai ở chỗ nào? Hay hệ thống Ichimoku không hiệu quả?
 Qua quá trình giao dịch và quan sát, mình nhận ra những vấn đề này đã được đề cập ở bài về Kijun. Các tác giả chỉ nói sơ qua, nên có thể chúng ta không chú ý và áp dụng. Đại ý ở phần về Kijun có viết, "khi giá cách quá xa đường Kijun, nó có thể kéo giá quay trở lại". Điều này mình tạm đặt tên là "quá mua và quá bán".
 Từ đó đặt ra 2 câu hỏi:
 1. Có cách nào xác định quá mua quá bán trực quan hơn là việc quan sát biểu đồ đó ở quá khứ? ( Ta có thể xác định khoảng cách của giá và Kijun để xác định "quá mua và quá bán" bằng cách đo khoảng cách những lần giá vượt quá xa Kijun và quay đầu ở quá khứ. Sau đó ước lượng khoảng cách).
 2. Áp dụng quá mua và quá bán như thế nào khi vào lệnh và khi đặt stop loss?

* Giới thiệu các indicator mà mình sẽ sử dụng.
ATR (average true range): là mức biến động giá trung bình. Mình dùng mặc định là 14 chu kỳ.
ATR trailing stop dành cho ai xài MT4 và MT5 pc. Có thể cài để hiện thị vùng quá mua quá bán. Cài mặc định là 14 chu kỳ và x3ATR.

* Câu hỏi số 1:
 Quá trình thực hành, mình thấy sử dụng bội số của ATR sẽ chính xác và trực quan hơn để xác định khoảng cách giữa giá và Kijun mà giá sẽ bật lại. Mình sử dụng bội số 3ATR. Có nghĩa khi khoảng cách giữa "giá đóng cửa" và Kijun lớn hơn 3ATR thì ta có thể xem là giá đã quá mua và quá bán. Khi có ta cần cẩn thận, vì xu hướng hiện tại có thể không bền vững nữa.
 Ta sẽ xem qua ví dụ về con vàng đang rất hot ở hiện tại:
Ta thấy hiện tại ATR là 9,82 vậy mức 3ATR sẽ là 29,46. Ta sẽ đo khoảng cách từ cây nến xanh cao nhất (vì đây là xu hướng tăng) là 37,69 (đo cả râu nến, ở đây mình đo sai). Vậy trường hợp này cặp XAU/USD đã ở vùng quá mua. Lúc này ta sẽ cẩn thận với lệnh buy, và ta có thể thấy đang có nến đỏ điều chỉnh. Ta sẽ đo lại ATR khi có cây nến xanh khác xuất hiện, nếu xu hướng tăng vẫn còn.

 
Ta sẽ quan sát cậu vàng trên MT4 pc với chỉ báo ATR trailing stop, chỉ báo này phải cài thêm ở ngoài

 Lúc này ta sẽ cài ATRperiod là 14 và Factor là 3.


 Ta có thể thấy các đường chấm màu xanh, đó là giá trị của 3ATR so với giá. Nếu các chấm màu xanh nằm giữa giá và Kijun. Có nghĩa là Kijun cách xa giá lớn hơn 3ATR. Khi đó ta có thị trường quá mua hoặc quá bán. Ở trường hợp cậu vàng, thị trường đang quá mua.
 
 * Câu hỏi số 2: Sử dụng quá mua quá bán như thế nào.
- Đầu tiên là sử dụng khi vào lệnh. Nếu các tín hiệu tạo ra với các công cụ của hệ thống Ichimoku đều ủng hộ vào lệnh. Ta dự định sẽ vào lệnh, thì lúc đó, ta kiểm tra xem market có đang quá mua quá bán hay không. Nếu lúc đó là "quá mua và quá bán" ta sẽ không vào lệnh hoặc chờ đợi market điều chỉnh để không còn "quá mua và quá bán" nữa.
 Lấy lại ví dụ về cậu vàng ở H4:

 Đầu tiên ta có giá phá vỡ mây tại ví được đánh dấu bằng đường dọc số 1. Lúc này có tín hiệu break kumo, tuy nhiên lúc đó Tenkan và Kijun đều phẳng, Chikou thì nằm lẫn trong giá. Theo phương phá thì ta sẽ chờ cho các điều kiện thỏa mãn. Sau 1 hồi quan sát, ta thấy sau khi đóng cây nến tăng ở đường dọc số 2, Tenkan và Kijun hướng lên. Chikou thoát khỏi giá và đường di chuyển khá rộng rãi. Mây tương lai tăng và hướng lên. Nên ta có 1 tín hiệu buy đẹp. Ta thấy lúc đó, các chấm xanh vẫn ở dưới Kijun cho thấy thị trường đang ổn định, chưa phải quá mua. Lúc đó ta sẽ mua sau khi cây nến tại đường dọc số 2 đóng cửa.
 - Sử dụng để điều chỉnh stop loss. Khi giá chưa quá mua hoặc quá bán, ta vẫn tuân thủ nguyên tắc đặt stop loss ở dưới Kijun vài pip, tùy mức chấp nhận rủi ro. Còn trường hợp thị trường đã quá mua như cậu vàng ở trên. Nếu ta đặt mức stop loss dưới Kijun, nếu giá quay đầu ta hầu như mất hầu hết lãi. Để mình vẽ ví dụ cho bạn dễ thấy.

 Ta thấy giá từ entry đến stop loss dưới Kijun khoảng 200 pip, giá từ entry đến mức giá cao nhất khoảng 650 pip. Mất quá nhiều sô với những gì ta đạt được nếu market quay đầu. Vì ta biết thị trường đã quá mua và không ổn định. Ta có thể lựa chọn đặt stop loss dưới Tenkan để rủi ro ít hơn (không dại gì biết market đang rủi ro mà không nâng mức stop loss lên).
 

 Lúc này khoảng cách từ entry đến mức chặn lỗ mới là 400 pip. Gấp đôi ban đầu.
 Ta có thể đặt mức chặn lỗ sát ở dưới bộ nến đảo chiều.

 
Các bạn có thể gọi tên mẫu hình đảo chiều này là gì không? Khoảng cách từ entry đến mức chặn lỗ mới này khoảng 500 pip.
*** Lưu ý: Ta chỉ nâng mức chặn lỗ chặt chẽ như vậy trong trường hợp thị trường đã quá mua hoặc quá bán. Vì khi nâng stop loss như vậy ta đã không cho market chạy và làm nhiệm vụ của nó. Đây là ý kiến của riêng cá nhân mình. Các bạn có thể góp ý tham khảo.

Link tải ATR traiiling MT4 và MT5:
https://drive.google.com/drive/folders/1WKZR6NsiIof1tRQKNK_OzRD8v1ySAvIN?usp=sharing

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài 0: Cần biết trước khi bắt đầu học mây Ichimoku

Trước khi tôi bắt đầu giải thích các thành phần của Ichimoku, tôi cần nói về một vài thông tin sau. Đầu tiên, tôi sử dụng khung ngày như là một mốc thời gian chính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Ichimoku Kinko Hyo chỉ hoạt động với khung ngày. Hôm nay, Ichimoku hoạt động ở tick level, 1 phút, 3 phút, 5 phút, 60 phút, 120 phút, khung ngày, tuần, tháng và hơn thế nữa. Lý do tại sao tôi thảo luận khung ngày trước là vì nó di chuyển chậm hơn khung phút. Bạn có thể thấy mọi thứ ở khung ngày. Để có thể trade khung thời gian ngắn hơn như khung 5 phút, bạn phải thành thạo khung ngày. Câu hỏi tiếp theo mọi người cần hỏi là: Ta có nên xem khung thời gian nhỏ hơn khung ngày hay không? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết ba xu hướng giao dịch tồn tại:  1. Theo xu hướng: Giá di chuyển theo 1 xu hướng trong thời gian dài. Trong 1 xu hướng rõ, khung thời gian lớn hơn tác động khung thời gian nhỏ hơn, và khung thời gian nhỏ hơn hỗ trợ khung thời gian lớn hơn. Khung ngày (D1) đang xu hướng ...

Bài đặc biệt: Cách đơn giản để trở nên giàu có với Ichimoku

 Mọi người vào vì tiêu đề thì sự thật là không có đâu . Nếu dễ thì người giàu đi đầy đường rồi. Giàu có là quá trình tích lũy kiến thức, tích lũy tài sản. Nó cần thời gian và sự nổ lực rất lớn. Không ai muốn giàu chậm cả, đó là lý do mà mọi người đi tìm chén thánh. Phương pháp wỉnrate cao thậm chí là 100%, và tham gia các thị trường rủi ro cao, dùng đòn bẩy như phái sinh, forex, margin, future. Và cái kết là có thể là sau một thời gian lăn lộn, một là bỏ không chơi nữa; hai là mọi người tích lũy kiến thức từ đó hiểu ra vấn đề là con đường duy nhất dẫn đến sự giàu có chính là tích lũy tài sản. Vậy có cần tham gia các thị trường rủi ro cao kia hay ko, tức nhiên là có, rất cần, đó là môi trường rất tốt để mọi người học tập và rèn luyện, cả phương pháp lẫn tâm lý. Nhưng nó ko làm mình giàu được, mình có thể thắng rất, rất nhiều nhưng thua một vài lệnh là mất sạch. Các phương pháp trước giờ mình viết là dành cho trader, và trader thì muốn giàu nhanh. Sau một thời gian dài rèn luyện thì ...

Bài 21: Hệ thống Ichimoku số 2

 Bây giờ chúng ta quay trở lại với Ichimoku truyền thống. Trong chương này, tôi sẽ hướng dẫn bạn một chiến lược thật sự hoạt động. Đây là một chiến lược giao dịch hoàn chỉnh mà bạn có thể áp dụng ngay vào giao dịch của mình.  Chiến lược này gồm 3 bước: Bước 1: Chikou vượt qua cả Tenkan và Kijun (đánh dấu để theo dõi). Bước 2: Chờ cho giá quay vòng giữa Tenkan và Kijun. - Buy hoặc Sell theo xu hướng cũ. Ví dụ, nếu Chikou cắt xuống cả Tenkan và Kijun và giá quay trở lại giữa Tenkan và Kijun, SELL.  Nếu Chikou cắt lên cả Tenkan và Kijun và giá quay trở lại giữa Tenkan và Kijun, BUY. -  Stoploss sau mây. (Lưu ý đặt xa hơn một chút).  Bước 3: Take profit khi Chikou cắt Tenkan hoặc Kijun sau đó.  Ví dụ 2:  *** Một kinh nghiệm mà mình hay dùng để nâng cao khả năng thành công với chiến lược này. Là trước khi vào kiếm tra lần cuối xem SSA tương lai có đang ủng hộ hay không. Nếu vào lệnh buy, SSA tương lai nên hướng lên or ít nhất là đi ngang. Nếu vào lệnh sell,...