Chúng ta đã biết các thành phần khác nhau của hệ thống Ichimoku. Chúng ta bây giờ sẽ xem các tín hiệu giao dịch khác nhau được tạo ra bởi các thành phần của Ichimoku.
Mỗi trader có đặc điểm tính cách khác nhau, và mây Ichimoku cho phép chúng ta sử dụng
toàn bộ các chiến thuật khác biệt, sử dụng các thành phần của nó, tùy theo phong cách giao dịch của mỗi trader.
Nhưng chúng ta phải luôn nhớ điều quan trọng, cơ bản là Ichimoku hoạt động tốt nhất khi các thành phần của nó hoạt động cùng nhau. Cho dù chúng ta sử dụng chiến thuật gì để giao dịch, nó phải dựa trên các quy tắc không đổi là, cảm xúc không được tham gia quá trình giao dịch của chúng ta.
Thỉnh thoảng chúng ta sẽ bỏ lỡ các cơ hội giao dịch tốt, hoặc ít nhất, một phần của xu hướng. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của trading là bảo toàn vốn của chúng ta, và gia tăng cơ hội thành công trên mỗi giao dịch, chứ không phải thỉnh thoảng ăn nhiều một xu hướng lớn và thất bại nhiều lần khác, mất tất cả những gì chúng ta kiếm được và có thể nhiều hơn.
Nếu giá ở trên mây, chúng ta sẽ tìm kiếm tín hiệu buy (mua), vì nó cho thấy tâm lý chung của thị trường tăng và tín hiệu tăng sẽ đáng tin cậy hơn.
Nếu giá ở dưới mây, chúng ta sẽ tìm kiếm tín hiệu sell (bán). Hành động giá ở dưới mây cho thấy tâm lý chung của thị trường là giảm. Vì thế, tín hiệu sell trong trường hợp này sẽ mạnh, trong khi tín hiệu sell ở trên mây sẽ cân nhắc là yếu và không đáng tin cậy.
Nếu giá ở trong mây, nó được xem là một tình trạng cân bằng của giá. Không có phe nào thắng trên thị trường, giá có thể di chuyển theo bất cứ hướng nào. Tín hiệu buy hoặc sell xuất hiện khi giá ở trong mây được cân nhắc là trung tính, như thường lệ, tốt nhất là bỏ qua các tín hiệu này.
Lời khuyên chung, nếu bạn tập trung vào các tín hiệu mạnh (buy khi giá ở trên mây và bán khi giá ở dưới mây), chúng ta sẽ giảm bớt những tín hiệu sai lầm.
Tôi muốn khuyến cáo điều này, ít nhất là lúc bắt đầu giao dịch với hệ thống Ichimoku. Một trader đã thành thạo hệ thống và có nhiều kinh nghiệm có thể nhìn vào các trường hợp đặc biệt và vẫn làm rất tốt. Nhưng ở giai đoạn bắt đầu, tại sao lại chấp nhận rủi ro không cần thiết? Hãy nhớ rằng, có nhiều tài sản để đầu tư vào, và sẽ không khó để tìm vài cái có điều kiện lý tưởng theo hệ thống đã học.
Điểm hay của hệ thống Ichimoku là nó chúng ta biết tín hiệu đó là mạnh, trung tính hay yếu.
Một khi xu hướng chung (lớn) của thị trường rõ ràng, chúng ta sẽ kiểm tra tín hiệu có thể xảy ra, có gần với ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hay không. Vì có thể sẽ không khôn ngoan khi vào ở trị trí này, cho đến khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
Chúng ta cũng sẽ kiểm tra khoảng cách giữa giá và Kijun Sen. Đường này có tính chất thu hút giá, vì vậy khi giá ở quá xa, chúng ta có thể có một cú pullback cho đến khi giá kiểm tra (test) Kijun. Chờ đợi giá hồi (pullback) tiềm năng có thể cho chúng ta điểm vào lệnh tốt hơn, tuy nhiên, chúng ta có thể bỏ lỡ một số cơ hội tuyệt vời. Hơn nữa, vì Kijun Sen hoạt động như một điểm dừng lỗ (stop loss) trong hầu hết các chiến lược. Vì vậy sẽ không khôn ngoan khi vào lệnh mà cách quá xa điểm dừng lỗ, khi đó chúng ta sẽ mạo hiểm nhiều tiền hơn.
Đối với điều này, chúng ta sử dụng chỉ báo ATR (average true range), cái đưa ra mức biến động trung bình, cho thấy mức biến động hàng ngày có thể có đối với tài sản tài chính. Nếu giá đã ở xa Kijun Sen so với những gì ATR đã đánh dấu. Nó có thể không đáng giá để tham gia giao dịch.
Sau đó chúng ta sẽ xem xét Chikou span, bộ lọc của chúng ta. Đường này phải ở trên giá, nếu muốn thực hiện lệnh buy, và phải ở dưới giá, nếu muốn thực hiện lệnh sell.
Lý tưởng nhất, nó phải không có trở ngại nào trong đường đi lên hoặc xuống, tùy theo hướng của tín hiệu. Đó là, nó phải vượt qua mây ichimoku và bất kỳ hỗ trợ kháng cự nào mà chúng ta có thể xác định.
Cuối cùng, chúng ta sẽ phân tích các phần còn lại để tăng xác suất thành công.
Tenkan sen và kijun sen có hướng cùng hướng với tín hiệu hay không, có dốc hay không?
Mây tương lai chỉ cùng hướng với xu hướng hay không?
Kijun sen hay mây có đang phẳng hay không?
Sau này, chúng ta sẽ học cách xem xét các yếu tố này để tăng xác suất thành công.
Sau đây là bảng phân loại các tín hiệu có thể có của hệ thống ichimoku:
1. Chiến thuật tạo ra bởi sự quan sát các đường của hệ thống.
a) Sự giao cắt của Tenkan và Kijun (TK cross)
b) Sự giao cắt của Senkou span A và Senkou span B
c) Chiến thuật 3 đường
2. Chiến thuật tạo ra bởi sự quan sát mối quan hệ giữa giá và các đường khác trong hệ thống Ichimoku
a) Chiến thuật giá cắt bất cứ đường nào của Ichimoku
b) Chiến thuật giá bật khỏi bất cứ đường nào của hệ thống Ichimoku
3. Chiến thuật suy ra từ Chikou span
a) Chikou span cắt giá
b) Chikou span cắt mây
Chiến thuật được tạo ra từ nhóm 1 và 2 được phân loại mạnh, trung tính, yếu tùy thuộc vị trí của nó so với mây (kumo).
Chúng ta sẽ làm việc với khung thời gian lớn, nhỏ nhất là H4 và thường là khung ngày. Nhiều giao dịch sẽ không có lợi nhuận ngay khi chúng ta vào vị thế, và trong nhiều trường hợp, nó sẽ âm vài ngày.
Những điều này làm suy yếu tinh thần của trader. Tuy nhiên, nếu các điều kiện đã làm chúng ta quyết định vào 1 vị thế không thay đổi. Chúng ta phải kiên nhẫn và để vị thế đó tự tốt lên hoặc xấu đi.
Nếu chúng ta bắt đầu đóng vị thế ngay khi bắt đầu, vì nó không đi theo hướng chúng ta mong đợi hoặc đóng ngay khi nó vừa có lợi nhuận mà không cho nó chạy, hệ thống ichimoku sẽ không hoạt động.
Chúng ta phải nhớ rằng hệ thống Ichimoku là 1 hệ thống theo xu hướng. Có thể vào được 1 vài xu hướng quan trọng sẽ tạo ra kết quả khác biệt cả năm. .
Hãy kiên nhẫn!
Nhận xét
Đăng nhận xét